Chiều ngày 9/12, thông tin nghệ sĩ Chí Tài đã qua đời ở tuổi 62 vì bị đột quỵ khiến khán giả và cả showbiz Việt đau lòng. Theo tiết lộ của quản lý cũ của Chí Tài, nam danh hài được phát hiện đột quỵ và nhập viện vào sáng cùng ngày. Dù đã được các bác sĩ tận lực cấp cứu nhưng nghệ sĩ hài vẫn không qua khỏi và đã ra đi trước niềm xót thương vô hạn của nhiều người thân, bạn bè, khán giả.
Diễn viên hài Chí Tài qua đời ở tuổi 62 bị đột quỵ.
Được biết, trước khi đột ngột qua đời thì Chí Tài vẫn đang tham gia quay phim và còn nhiều dự án trong kế hoạch anh chuẩn bị thực hiện. Tuy nhiên, giờ đây, các dự án mà nam danh hài còn bỏ dở sẽ mãi dừng ở thời điểm này.
Vốn là một nghệ sĩ đa tài, nghệ sĩ Chí Tài nhận được sự yêu mến của khán giả hải ngoại và trong nước. Đặc biệt, tính cách hòa đồng, Chí Tài rất được đàn em trong showbiz kính trọng.
Tuy nhiên, căn bệnh đột quỵ đã khiến showbiz Việt phải từ biệt một nghệ sĩ hết lòng cống hiến cho nghệ thuật. Được biết, nghệ sĩ Chí Tài được phát hiện nằm bất động ở cầu thang bộ tầng 7, chung cư nơi ở của ông tại quận Phú Nhuận. Vậy khi lên cơn đột quỵ, cơ thể người bệnh sẽ xảy ra như thế nào và nguyên do đâu bị đột quỵ?
>>Xem thêm: Chí Tài vẫn còn đau đáu tâm nguyện chưa thực hiện được trước khi qua đời
Chí Tài qua đời trong hoàn cảnh nào khi bị đột quỵ?
Đột quỵ là căn bệnh lý cấp tính nguy hiểm xảy ra rất đột ngột. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì nguy cơ tử vong của bệnh này sẽ rất cao. Theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm sẽ có hơn 200 nghìn ca bị đột quỵ trong đó hơn 11 nghìn người tử vong còn trên 100 nghìn người sẽ bị tàn phế. Khi bị đột quỵ tức cơ thể sẽ rơi vào tình trạng não bị tổn thương nặng nề.
Ảnh minh họa
Khi đó máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc một mạch máu nào đó trong não đã bị vỡ nên lượng oxy nuôi dưỡng bị giảm. Vài phút sau khi bị đột quỵ thì các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đột quỵ được phân loại là do thiếu máu cục bộ và do xuất huyết. Đối với trường hợp thiếu máu cục bộ chiếm 85% trong những ca mắc đột quỵ và còn lại là do xuất huyết.
Trước khi lên cơn đột quỵ sẽ có những dấu hiệu cảnh báo trước gồm: Mặt bắt đầu không cân xứng, méo miệng, thị lực giảm, mắt mờ, tê mỏi chân tay, cử động khó thậm chí có thể bị tê liệt 1 bên người
Ngoài ra, những dấu hiệu của đột quỵ còn được thể hiện qua rối loạn trí nhớ, gặp khó khăn khi diễn đạt và có cảm giác rất mơ hồ. Người có thể bị đột quỵ còn nói ngọng bất thường, tê cứng môi lưỡi, đầu đau dữ dội, các cơn đau xuất hiện nhanh và có thể còn buồn nôn hoặc trực tiếp nôn ra.
Những căn bệnh có thể dẫn đến đột quỵ là cao huyết áp, hút thuốc, Cholesterol cao, thừa cân, bệnh tim mạch, đái tháo đường, thiếu máu não và những người từng bị đột quỵ cũng có thể bị tái phát.
Người già trên 55 tuổi có nguy cơ bị đột quỵ hơn người trẻ. Ảnh minh họa
Đặc biệt, những trường hợp bị đột quỵ khó kiểm soát được chính là tuổi tác sau 55 tuổi có nguy cơ cao hơn người trẻ. Và nam giới sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn nữ giới hoặc trong gia đình có người từng có tiền sử bị đột quỵ hoặc các bệnh nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua.
Để ngừa bệnh đột quỵ, các bác sĩ khuyên mọi người nên ăn nhiều rau, đậu, các loại hạt, hải sản thay thịt đỏ, tăng cường thể dục, đặc biệt hạn chế ăn các đồ chất béo, đường, hút thuốc lá và uống rượu.