Tin mới

Công dụng nước dừa thế nào mà được mệnh danh 'nước bất tử'?

Thứ sáu, 22/04/2022, 17:15 (GMT+7)

Nước dừa luôn là thức uống được nhiều người quan tâm bởi những tác dụng bất ngờ mà nó đem lại cho sức khỏe.

Công dụng nước dừa với cơ thể

Nước dừa được xem là loại nước thần dược vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và mang lại những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một cốc nước dừa chứa 46 calo, chưa đến nửa gram chất béo, 1,73 gram protein, 8,9 gram carbohydrate 2,6 gram chất xơ. 

Nước dừa cũng cung cấp nguồn điện giải tuyệt vời với 600 miligram kali, 252 miligram natri, 60 miligram magiê, 58 miligram canxi và 48 miligram và 48 miligram phốt pho.

Công dụng nước dừa thế nào mà được mệnh danh 'nước bất tử'? - Ảnh 1

Chính vì dồi dào dinh dưỡng, khoáng chất như vậy mà nước dừa có đặc tính chống oxy hóa, rất tốt để khôi phục thể lực sau tập luyện, hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sỏi thận.

Ngoài ra, theo kết quả của các nghiên cứu trên loài chuột cho thấy nước dừa có lợi ích cải thiện đáng kể về sự mất cân bằng oxy hóa, giảm hoạt động các gốc tự do, kết hợp với giảm huyết áp, nồng độ triglyceride và insulin.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Uống nước dừa có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước dừa có thể làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, đặc biệt là lượng chất béo ở gan.

Cải thiện bệnh tiểu đường: Một trong những Công dụng nước dừa đối với sức khỏe con người nhất là đối với những người tiểu đường. Theo một số nghiên cứu trên động vật, nước dừa có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giảm nồng độ hemoglobin A1c và giảm các dấu hiệu của mất cân bằng oxy hóa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở người. 

Trong khi đó, các nhà khoa học chỉ ra rằng với 3 gam chất xơ và 6 gam carb trên mỗi cốc 240ml nước dừa thì rất phù hợp với kế hoạch ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, nước dừa còn chứa hàm lượng lớn magiê, nó có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường.

Ngăn ngừa sỏi thận: Nước dừa cung cấp đủ chất lỏng giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Ngoài ra, nước dừa có tác dụng ngăn chặn các tinh thể kết dính gây sỏi tại thận và các bộ phận khác ở đường tiết niệu và các tinh thể chủ yếu được hình thành từ canxi, oxalate và các hợp chất khác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa có tác dụng làm giảm sản xuất gốc tự do xảy ra để đáp ứng với nồng độ oxalate cao trong nước tiểu. 

Giảm huyết áp: Theo kết quả của các nghiên cứu, nước dừa có tác dụng cải thiện huyết áp tâm thu, hàm lượng kali có trong nước dừa được chứng mình là giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp trung bình và cao. 

Giúp hồi phục năng lượng sau các bài tập thể dục kéo dài: Nước dừa chứa hàm lượng lớn chất điện giải giúp bù nước và các chất điện giải bị mất đi trong khi tập thể dục. Theo các nghiên cứu, nước dừa có thể giúp bù nước và các chất điện giải sau khi tập thể dục ngang các loại đồ uống có hàm lượng chất điện giải cao.

Có lợi cho hệ tiêu hóa: Nước dừa chứa axit lauric và khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác cả người lớn và trẻ em. Hơn nữa, nước dừa cũng đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh cho những vấn đề về đường ruột.

Công dụng nước dừa thế nào mà được mệnh danh 'nước bất tử'? - Ảnh 2

8 tác hại khi dùng quá liều nước dừa 

Do nước dừa rất thanh, mát nên dễ uống. Vì vậy, dù lượng calo không cao nhưng bạn có thể uống "bon mồm" và nạp vào cơ thể quá nhiều năng lượng.

Do có đặc tính cung cấp chất điện giải tự nhiên nên nước dừa rất nhuận tràng. Khi uống với số lượng lớn, nhiều người có thể bị tiêu chảy do nạp nhiều kali vào cơ thể. Trong nước dừa cũng có nhiều oligosaccharide có thể lên men và gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Với những người có cơ địa nhạy cảm thì dùng nhiều loại thực phẩm nào đó, có thể là nước dừa cũng gây dị ứng.

Uống nước dừa sẽ lợi tiểu, vì vậy, khi uống nhiều thì sẽ đi tiểu cũng khá nhiều lần.

Công dụng nước dừa thế nào mà được mệnh danh 'nước bất tử'? - Ảnh 3

Một tác dụng phụ cực lớn của nước dừa đó là gây mất cân bằng điện giải dẫn đến tử vong nếu dùng quá liều. Nước dừa có hàm lượng kali cao, nếu uống nhiều sẽ làm tăng kali trong máu, khiến cơ thể suy nhược, choáng váng và gây bất tỉnh. Tuy nhiên, trường hợp này rất hãn hữu.

Là một loại nước trong lành và gần như là an toàn với mọi người nhưng trong nước dừa vẫn có carbohydrate và calo. Do đó, những người bị bệnh đường huyết thì không nên uống nước dừa hàng ngày.

Do có đặc tính làm mát nên những người cơ thể có tính hàn không nên uống nhiều nước dừa. Họ có thể bị cảm thường xuyên, khó chịu, mệt mỏi vì loại đồ uống này.

Ngoài ra, nước dừa còn có tác dụng làm giảm huyết áp nên những người có bệnh về huyết áp cần chú ý khi sử dụng.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người chỉ uống tối đa 1-2 quả dừa tươi mỗi ngày, không nên uống thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Dù nước dừa tốt với người có tiền sử tiểu đường, huyết áp, béo phì nhưng vẫn nên hạn chế loại đồ uống này.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news