Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 23/5, Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng các biện pháp trừng phạt Moscow là nguyên nhân thực sự của Moscow là nguyên nhân thực sự của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu chứ không phải vì những hành động của Nga. Ông nói rằng Tổng thống Putin nhất trí với ý kiến của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres rằng có nguy cơ xảy ra nạn đói toàn cầu. "Đó là sự thật. Nhưng khi nói đến vấn đề ngũ cốc, tổng thống nói rằng các lệnh trừng phạt và hạn chế được áp đặt dẫn đến sự sụp đổ mà chúng ta đang thấy", ông Peskov nói.
Mỹ, Anh, EU và nhiều quốc gia khác đã áp đặt các hình phạt cứng rắn với Nga để đáp trả hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine. Theo quan điểm của ông Guterres, cuộc tấn công của Nga vào nước láng giềng làm tăng thêm vấn đề cho tình hình thị trường thực phẩm, vốn đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19.
Ông Guterres yêu cầu Moscow ngừng ngăn chặn xuất khẩu lương thực từ các cảng của Ukraine, đồng thời nói rõ rằng phân bón và các sản phẩm lương thực từ Nga phải được tiếp cận thị trường thế giới mà không gặp trở ngại.
Ông Peskov lưu ý rằng cả Nga và Ukraine luôn là những nhà xuất khẩu ngũ cốc đáng tin cậy và Moscow không có cách nào ngăn Kiev xuất khẩu ngũ cốc sang Ba Lan bằng đường sắt. Ông cũng nhấn mạnh khi người Ba Lan vận chuyển vũ khí đến Kiev bằng đường sắt, "không ai ngăn họ xuất khẩu ngũ cốc trở lại trên những chuyến tàu đó".
Liên quan đến giao thông hàng hải, người phát ngôn điện Kremlin cáo buộc lực lượng Ukraine đã đặt mìn hải quân ở Biển Đen. Theo ông Peskov, những hành động như vậy khiến việc buôn bán và vận chuyển gần như không thể xảy ra và cần thực hiện những biện pháp đặc biệt để nối lại hàng hải.
"Và khi nói đến các tuyến đường thay thế, một lần nữa, chúng ta không phải là nguồn gốc vấn đề gây đe dọa nạn đói trên thế giới. Nguồn gốc của vấn đề là những người đã áp đặt lệnh trừng phạt và chính các lệnh trừng phạt", ông Peskov tuyên bố.
Cũng trong ngày hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho biết những cáo buộc nói Moscow ngăn Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng ở Biển Đen gây thâm hụt thị trường ngũ cốc "chẳng khác gì suy diễn". "Tất cả những biện pháp hạn chế đã được áp dụng với hàng xuất khẩu của Nga nên bị hủy", ông nói.
Đầu tháng này, Phó chủ tịch Hội đồng Bảo an Dmitry Medvedev nhấn mạnh Nga sẽ không xuất khẩu lương thực gây tổn hại cho người dân của mình. Đề cập tới các lệnh trừng phạt chống Nga, cựu Tổng thống Nga cũng cho rằng phương Tây có thể đổ lỗi cho "chủ nghĩa sáng tạo vũ trụ" của chính mình đang gây ra cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng.
Do Nga và Ukraine là những nhà cung cấp lúa mì chính, chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu toàn cầu, nên giá đã tăng đáng kể từ khi Nga tấn công quân sự và các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow.
Việc Nga, Ukraine và Belarus dẫn đầu trong sản xuất phân bón cũng làm trầm trọng thêm tình hình trên thị trường lương thực toàn cầu, điều đã được cả ông Guterres và Medvedev đề cập.
(Theo RT)
>> Xem thêm: Điều kiện tiên quyết để Đức gỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga