Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo trong một họ hợp chất bao gồm vitamin D1, D2 và D3. Cơ thể con người sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn có thể nhận vitamin D từ một số loại thực phẩm và chất bổ sung để đảm bảo đủ hàm lượng trong máu.
Vitamin D có một số chức năng quan trọng, trong đó quan trọng nhất là điều chỉnh sự hấp thụ canxi và phốt pho, tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.
Bổ sung vitamin D rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển xương, răng, cũng như cải thiện khả năng chống lại một số bệnh.
Các Công dụng vitamin D
1. Vitamin D giúp chống lại bệnh tật
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra vitamin D đóng một số vai trò quan trọng như:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng (MS)
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim như tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ.
- Giảm khả năng mắc các bệnh nặng: Vitamin D có thể làm giảm khả năng bị cúm hay bị Covid-19 nặng.
- Hỗ trợ sức khỏe miễn dịch: Những người thiếu vitamin D có nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh tự miễn dịch cao, chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường type 1 và bệnh viêm ruột.
2. Vitamin D có thể điều chỉnh tâm trạng và giảm trầm cảm
Nghiên cứu chỉ ra vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, giảm nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, vitamin D thấp là yếu tố nguy cơ khiến đau cơ xơ hóa nặng hơn, lo lắng và trầm cảm.
3. Nó có thể hỗ trợ giảm cân
Đã có nghiên cứu chỉ ra những người béo phì khi được bổ sung vitamin D kèm theo ăn kiêng đã giảm được nhiều cân hơn những người chỉ ăn kiêng. Các chuyên gia cho rằng vitamin D và canxi có tác dụng ngăn ngừa sự thèm ăn. Những nghiên cứu hiện tại thì không ủng hộ ý kiến cho rằng vitamin D giúp Giảm cân, nhưng dường như giữa vitamin D và cân nặng có mối liên hệ với nhau.
Nguyên nhân thiếu vitamin D
Một số yếu tố khiến bạn có thể bị thiếu vitamin D hấp thụ từ ánh sáng mặt trời:
- Sống trong khu vực ô nhiễm cao
- Sử dụng kem chống nắng
- Dành phần lớn thời gian của bạn trong nhà
- Sống trong những thành phố lớn, nơi các tòa nhà cản ánh sáng mặt trời
- Có làn da sẫm màu hơn
Những yếu tố trên có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D. Đó là lý do tại sao phải bổ sung vitamin D từ các nguồn không cần ánh sáng mặt trời.
Các triệu chứng của thiếu vitamin D
Người bị thiếu vitamin D có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Mệt mỏi, đau nhức
- Đau hoặc yếu xương, cơ nghiêm trọng
- Gãy xương do mệt mỏi, đặc biệt là ở chân, xương chậu và hông.
Các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin D bằng cách làm xét nghiệm máu. Nếu bạn bị thiếu chất, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xương.
Khi được chẩn đoán thiếu vitamin D, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung thêm chất này. Nếu bị thiếu trầm trọng, họ có thể đề xuất thuốc dạng lỏng hoặc viên nén vitamin D liều cao.
Bạn cũng nên đảm bảo hấp thụ vitamin D thông qua ánh sáng mặt trời và thực phẩm.
Nguy cơ hấp thụ quá nhiều vitamin D
Nếu bổ sung quá nhiều vitamin D, bạn sẽ gặp phải một số nguy cơ như sau: buồn nôn, thờ ơ, nôn mửa, đau bụng, mất nước, lú lẫn, cơn khát tăng dần.
Những thực phẩm giàu vitamin D: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, dầu gan cá, gan bò, lòng đỏ trứng, tôm, các loại nấm, sữa, một số loại ngũ cốc và yến mạch, sữa chua, nước cam.
(Theo Healthline)
>> Xem thêm: Top 8 công dụng vitamin E nhưng cẩn trọng đừng dùng quá liều