(Tinmoi.vn) Interpol xác nhận có ít nhất 2 hộ chiếu của công dân Áo và Úc được ghi trong hồ sơ Đi lại Bị mất và Đánh cắp (SLTD) đã được hành khách trên máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines sử dụng.
Hai hộ chiếu trên được lưu vào hồ sơ SLTD của Interpol sau khi bị đánh cắp tại Thái Lan năm 2012 và 2013. Interpol cũng đang tiến hành kiểm tra tất cả các hộ chiếu được sử dụng trên chuyến bay MH370 để xem còn chiếc nào bị đánh cắp không.
Không một quốc gia nào kiểm tra hộ chiếu Áo và Ý bị đánh cắp trong khoảng thời gian 2 hộ chiếu được nhập vào hồ sơ của Interpol và khi chúng bị sử dụng để lên chuyến bay MH370. Tại thời điểm này, Interpol không thể xác định được có bao nhiêu hộ chiếu bị đánh cắp được sử dụng để bay hoặc đi ra nước ngoài.
Interpol hiện đang làm việc với đại diện của các quốc gia có liên quan để xác định danh tính thực sự của các hành khách sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp lên máy bay bị mất tích của Malaysia Airlines.
“Còn quá sớm để suy đoán về mối liên hệ giữa hộ chiếu bị đánh cắp và máy bay mất tích mà mối quan tâm lớn nhất lúc này là bất kỳ hành khách nào cũng có thể lên một chuyến bay quốc tế trong khi sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp đã được ghi trong hồ sơ của Interpol”, Tổng thư ký Interpol, ông Ranald K.Noble nói.
Xem clip Khu vực cứu hộ máy bay mất tích của Malaysia.
“Điều quan trọng lúc này là tìm cho ra nguyên nhân chuyến bay 370 của Malaysia Airlines mất tích và trong vấn đề này, Interpol sẽ cung cấp mọi nguồn lực cần thiết để giúp đỡ các cơ quan Malaysia tìm hiểu nguyên nhân chuyện gì đã xảy ra. Trong khi đó, chúng tôi vẫn luôn cầu nguyện cho gia đình, người thân, bạn bè của 239 hành khách và phi hành đoàn có mặt trên chuyến bay”, ông Noble nói.
“Đây là tình huống chúng tôi hy vọng không bao giờ xảy ra. Trong nhiều năm qua, Interpol đã tự hỏi tại sao các nước luôn chờ đến khi xảy ra bi kịch mới thắt chặt an ninh tại biên giới và cửa lên máy bay”.
Giám đốc Interpol nói thêm: “Bây giờ, chúng ta có một trường hợp thực tế và cả thế giới đang suy đoán xem người mang hộ chiếu bị đánh cắp kia có phải là khủng bố trong khi Interpol đang tự hỏi tại sao rất ít các quốc gia trên thế giới quan tâm tới việc ngăn những người sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp lên các chuyến bay quốc tế” khi nhìn vào dự đoán tăng trưởng của ngành du lịch quốc tế đạt 1,5 tỷ hành khách vào năm 2017.
Những hành khách năm ngoái đã có thể lên máy bay hàng tỉ lần mà hộ chiếu không bị so sánh với hồ sơ của Interpol. Trở lại năm 2002, cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001đã cung cấp cho Interpol tạo dữ liệu SLTD để giúp các nước bảo vệ công dân và biên giới của mình khỏi những kẻ khủng bố và tội phạm nguy hiểm khi những kẻ này sử dụng giấy tờ giả mạo.
Kể từ đó, cơ sở dữ liệu của Interpol đã phát triển từ vài nghìn hộ chiếu và hơn 40 triệu lượt tìm kiếm lên đến hơn 800 triệu lượt tìm kiếm mỗi năm, trung bình 60.000 lượt truy cập. Mỹ tìm kiếm cơ sở dữ liệu hàng năm hơn 250 triệu lần, Anh hơn 120 triệu lần và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất hơn 50 triệu lần.
Không may, rất ít các nước thành viên tìm kiếm hồ sơ của Interpol để xác định xem hành khách lên máy bay của mình có sử dụng giấy tờ bị đánh cắp hay không.
“Nếu Malaysia Airlines và các hãng hàng không toàn thế giới có thể kiểm tra chi tiết hộ chiếu của hành khách so với hồ sơ của Interpol thì chúng tôi đã không phải suy đoán xem có phải những kẻ khủng bố đã sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp để lên MH370 hay không. Chúng tôi biết rằng ai sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp không thể lên được chuyến bay đó”, Tổng thư ký Noble nói.
“Vì lợi ích của những hành khách vô tội, những người mong muốn bay qua các quốc gia và đến đích an toàn, tôi chân thành hi vọng chính phủ và các hãng hàng không trên toàn thế giới sẽ học được một bài học từ máy bay mất tích MH370 và bắt đầu sàng lọc tất cả hộ chiếu của hành khách trước khi cho phép họ lên máy bay. Làm như vậy, chúng ta sẽ bước gần hơn tới sự đảm bảo an toàn cho các chuyến đi”.
Xem clip Hành trình tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích
Bảo Linh (Theo Interpol.int)