Tin mới

Mỹ mở rộng trừng phạt, Nga “phản đòn”

Thứ sáu, 21/03/2014, 08:55 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố việc mở rộng các biện pháp trừng phạt cho "các quan chức Nga và các ngân hàng hỗ trợ Tổng thống Nga Vladimir Putin.” Ngay lập tức, Nga cũng có hành động trả đũa lại.>> Tổng thống Putin xúc tiến việc sáp nhập Crimea vào Nga>> Hiệu ứng Crimea, Palestine có thể gia nhập Nga?>> Nga chính thức sáp nhập Crimea

(Tinmoi.vn) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố việc mở rộng các biện pháp trừng phạt cho "các quan chức Nga và các ngân hàng hỗ trợ Tổng thống Nga Vladimir Putin.” Ngay lập tức, Nga cũng có hành động trả đũa lại.

Mỹ mở rộng trừng phạt, Nga phản đòn

Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin

Hôm qua (20/3), trong bài phát biểu về tình hình ở bán đảo Crimea, Tổng thống Obama nhấn mạnh, "Nga phải hiểu rằng sự leo thang xa hơn của cuộc xung đột sẽ chỉ dẫn đến cô lập hơn nữa của cộng đồng quốc tế ".

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức họp báo để tuyên bố ký lệnh trừng phạt đặc biệt không chỉ vào các cá nhân mà cả những ngành kinh tế Nga ủng hộ cho cuộc hành động của Nga ở Ukraine trong đó có ngân hàng Bank Rossiya bị trừng phạt vì đã "ủng hộ các quan chức" có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng.

Theo Tổng thống Obama, chính quyền Mỹ đang tiếp tục thảo luận thêm các biện pháp và các đối tượng sẽ bị trừng phạt. Các Nghị định mới được thông qua sẽ kéo dài lệnh trừng phạt đối với "các ngành chủ chốt của nền kinh tế Nga".

Chính quyền Mỹ đã thêm 20 người Nga bao gồm cả các doanh nhân và quan chức chính quyền Nga được cho vào danh sách trừng phạt mở rộng. Danh sách cụ thể đã công bố trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ.

Trước đó, tin tức Mỹ đã ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, còn EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người.

Hành động trừng phạt mở rộng được thực thi ngay lập tức khi Tổng thống Putin ký thỏa thuận với các nhà chức trách của Crimea về việc công nhận bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol chính thức là 2 chủ thể nằm trong Liên Bang Nga.

Ký kết thỏa thuận này là kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày 16/3 tại bán đảo Crimea, nơi phần lớn người dân ủng hộ sự gia nhập của Crimea vào lãnh thổ Nga.

Đáp lại, Nga đã áp đặt lệnh trừng phạt riêng của mình. Phía Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào lãnh thổ của Liên bang Nga đối với 9 chính trị gia hàng đầu của Mỹ đặc biệt là Thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ Harry Reid , Mary Landrieu , John Bochner và Benjamin Rhodes.

Bộ Ngoại giao Nga trong một tuyến bố đã nhấn mạnh rằng, nước Nga đã sẵn sàng đáp trả đầy đủ mọi biện pháp trừng phạt từ Mỹ và đồng minh. Trước đó Nga đã có những hành động trừng phạt thương mại gây tổn thất không hề nhỏ đối với Litva. Litva một thành viên NATO rất tích cực ủng hộ việc Mỹ và EU trừng phạt Nga.

Trong diễn biến mới nhất, các nhóm vũ trang nói tiếng Nga đã chiếm hai căn cứ quân sự của Ukraine trên bán đảo Crimea hôm thứ 4 (19/3).

Ngày 20/3, Hạ viện Nga tức Duma thông qua hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận Cộng hòa Crimea “độc lập”.

Dự kiến vào hôm nay (21/3), Thượng viện Nga sẽ phê chuẩn hiệp ước này, chính thức biến Crimea thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga.

Trong khi đó, ở Nga đã bắt đầu triển khai công tác qui mô để hội nhập Crimea vào nền kinh tế đất nước, báo “Gazeta” nhận xét. Hiện, Moscow đang hỗ trợ tài chính cho Crimea về giao thông, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc…

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng cho Crimea trước khi kiếm được lợi nhuận xứng đáng từ khu vực này. Về nguyên tắc, “Crimea là lãnh thổ tiềm tàng nguồn dự trữ và dịch vụ phong phú, đó là khu nghỉ dưỡng độc đáo, có cả kinh tế hải cảng và nông nghiệp”. Crimea cũng sẽ dần chuyển sang dùng đơn vị tiền tệ Nga – đồng rúp trong vòng 2-3 tháng tới.

H.Y, W.2 (Top War, BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.