Tin mới

Mỹ phũ phàng bất chấp Ukraine dọa 'nổi cơn thịnh nộ'

Thứ tư, 01/06/2022, 09:50 (GMT+7)

Đặc phái viên của Mỹ cho biết Washington "rất rõ ràng" về loại vũ khí họ gửi tới Ukraine.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield cho biết trong khi Washington dự định tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, họ sẽ không gửi đi các loại vũ khí cho phép lực lượng Ukraine tấn công Nga. "Nó rất đơn giản. Ngay từ đầu chúng tôi đã nói rõ là chỉ cung cấp vũ khí để Ukraine tự vệ trước sự xâm lược của Nga, để tự vệ bên trong biên giới của mình, để chống lại Nga", bà Thomas-Greenfield nói với các phóng viên tại cuộc họp báo kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch của Mỹ tại Hội đồng Bảo an. "Chúng tôi không cung cấp bất kỳ loại vũ khí nào cho phép người Ukraine đứng từ đất họ tấn công sang Nga và Tổng thống Biden đã rất rõ ràng về điều đó. Chúng tôi sẽ không trở thành một bên tham chiến".

Ngày 30/5, ông Biden xác nhận đồn đoán của giới truyền thông là Mỹ dự định chuyển nhiều hệ thống phóng tên lửa (MLRS) cho Ukraine. Ông không nói chi tiết ngoài việc khẳng định "sẽ không gửi đến Ukraine các hệ thống tên lửa có thể tấn công vào đất Nga".

Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield
Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield

Các phương tiện truyền thông Mỹ đã đề cập đến các hệ thống MLRS có thể dành cho Ukraine là bệ phóng M270 hoặc Hệ thống tên lửa cơ động M142 (HIMARS) hiện đại hơn. Cả 2 đều có thể phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn lên đến 300km, cũng như các tên lửa tấn công có tầm bắn hiệu quả khoảng 30km.

"70km là quá đủ với chúng tôi", cố vấn Tổng thống Ukraine Alexey Arestovich bình luận về những tên lửa mà Kiev muốn từ Mỹ. Ông đe dọa sẽ "nổi cơn thịnh nộ" nếu Washington thay đổi quyết định.

Cho đến nay, Mỹ và các đồng minh NATO đã gửi hơn 100 khẩu pháo kéo và pháo tự hành đến để thay thế một số tổn thất trong chiến đấu của Ukraine. Bộ quốc phòng Nga cho biết kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của họ bắt đầu vào tháng 2, lực lượng Kiev đã mất hơn 450 bệ phóng MLRS cùng hơn 1.700 quả pháo.

Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh NATO rằng không được gửi vũ khí đến Ukraine. Báo chí phương Tây lo ngại sẽ bị trả đũa nếu có bất cứ hệ thống pháo nào được dùng để tấn công vào lãnh thổ Nga. Moscow đã quy trách nhiệm cho pháo binh Ukraine gây ra nhiều vụ bắn xuyên biên giới khiến người dân thiệt mạng và gây thiệt hại về tài sản. Phía Kiev không phủ nhận cũng không nhận trách nhiệm về vụ việc.

Nga đã tấn công nước láng giềng vào cuối tháng 2 sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký kết năm 2014. Cuối cùng, Moscow công nhận 2 nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Lugansk. Nghị định thư Minsk do Đức và Pháp làm trung gian, được thiết kế để trao cho các vùng ly khai trạng thái đặc biệt ở Ukraine.

Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.

(Theo RT)

>> Xem thêm: Trợ lý Tổng thống Ukraine 'hăm dọa' Mỹ nếu không chuyển giao vũ khí

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Ukraine Mỹ vũ khí