Khi hải quân Mỹ điều một chiếc tàu chiến đấu duyên hải đến tuần tra lần đầu đảo Trường Sa ở Biển Đông vào tuần qua, Mỹ cũng đồng thời giám sát trên bầu trời.
Một trong những tàu hiện đại nhất của hải quân Mỹ, USS Fort Worth đã phóng đi một máy bay trinh sát không người lái và một trực thăng Seahawk để giám sát không phận trên Biển Đông, theo tuyên bố ít được để ý trên trang web của hải quân Mỹ.
Trong khi không nhắc đến việc cải tạo đất nhanh chóng của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, những động thái của tàu Mỹ được xem như là việc thể hiện năng lực của Mỹ trước khả năng Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận diện phòng không (AIDZ) trong khu vực này – một động thái mà các chuyên gia và nhiều quan chức quân sự Mỹ cho rằng rất có thể xảy ra.
“Điều đó có thể xảy ra. Tôi cho rằng cuối cùng, họ sẽ tuyên bố một vùng, chỉ không biết rằng đó là khi nào”, một chỉ huy cấp cao Mỹ cho biết.
Ảnh chụp trên không từ một máy bay quân sự Philippines cho thấy việc cải tạo đất mà Trung Quốc đang tiến hành trên một rặng đá ở Quần đảo Trường Sa, ngày 11/5 |
ADIZ không chịu quản lý bởi hiệp ước chính thức hay điều luật nào mà thường được lập bởi những quốc gia muốn mở rộng kiểm soát ra khỏi biên giới lãnh thổ, yêu cầu các máy bay quân và dân sự phải xác nhận để đi qua hay chịu bị can thiệp quân sự nếu có thể.
Trung Quốc đã nhận một loạt chỉ trích từ Mỹ và Nhật Bản khi họ áp đặt một vùng ADIZ trên Biển Hoa Đông, bên trên những quần đảo tranh chấp với Tokyo vào cuối năm 2013.
Hiện tại, Trung Quốc còn đang cải tạo trên Rặng chữ thập ở Trường Sa, gồm một đường băng dài 3.000 mét và hệ thống radar cảnh báo sớm trên không, có thể thể sẽ hoạt động vào cuối năm nay, theo một chỉ huy Mỹ ẩn danh cho biết.
Những hình ảnh vệ tinh gần đây cũng cho thấy việc cải tạo đất trên Rặng Subi tạo nên một vùng đất rộng mà nếu hợp lại với nhau có thể tạo thành một đường băng có kích cỡ tương tự.
Trong bối cảnh Mỹ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tham vọng hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông, Ngoại trưởng Kerry đến thăm Trung Quốc.
Trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày, ông Kerry hối thúc Trung Quốc phải có hành động giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị người đồng cấp Vương Nghị bác bỏ, nói rằng Bắc Kinh cần bảo đảm quyền lợi của mình trong khu vực.
Khó thực thi
Quốc gia đang lớn mạnh ở châu Á tuyên bố chủ quyền lên phần lớn Biển Đông, nơi có 5 nghìn tỷ USD giao dịch thương mại bằng tàu thuyền qua đây mỗi năm. Khu vực cũng được các nước Philippines, Vietnam, Malaysia, Taiwan and Brunei cùng tuyên bố chủ quyền chồng lấp.
Trung Quốc cho biết, họ có quyền lập nên vùng ADIZ nhưng nhưng điều kiện hiện tại trên Biển Đông chưa cho phép điều đó.
Các quan chức quân đội và các chuyên gia Mỹ cho biết, khoảng cách khiến việc để kiểm soát trên một vùng ADIZ là khó ngay cả nếu Trung Quốc có hai đường băng có thể điều chuyển các máy bay chiến đấu trên Trường Sa và một đường băng đã mở rộng trên đảo Woody trong Hoàng Sa.
Ví dụ, Trường Sa cách Trung Quốc 1.100 km, khiến những căn cứ không quân tân tiến của Trung Quốc dọc theo bờ biển vượt tầm với.
Quân đội Nhật Bản và Mỹ đã lờ đi vùng ADIZ trên Biển Hoa đông, ngay cả khi Nhật Bản sở hữu hai tàu sân bay lớn, ANA Holdings (9202.T) và Japan Airlines (9201.T).
Một nghiên cứu do Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ ghi chú từ đầu năm rằng trong khi lực lượng không quân Trung Quốc đã kích hoạt giám sát không phận này bằng hệ thống radar mặt đất từ bờ biển, họ cho thấy những hạn chế trong việc thi hành.
Các máy bay Trung Quốc không thể duy trì hiện diện liên tục trên Biển Hoa Đông, theo nghiên cứu trích từ tin tức của lực lượng không quân Mỹ.
Mối nguy leo thang
Vấn đề Biển Đông có thể gây khó khăn hơn cho Trung Quốc bởi những tranh chấp phức tạp hay những thách thức từ lực lượng không quân và hải quân Mỹ.
Hôm thứ 3 (12/5), một quan chức Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đang xem xét điều máy bay chiến đấu và tàu chiến đến khẳng định quyền tự do hàng hải xung quanh những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây nên.
Ngoại trưởng Trung Quốc đáp lại rằng, Bắc Kinh “thực sự quan ngại” và yêu cầu làm rõ việc này.
Hôm thứ 6, họ đã tố cáo Philippines cùng Mỹ đã “thổi phồng” mối đe dọa Trung Quốc ở Trường Sa.
Trung Quốc đã cảnh báo các máy bay hải quân và không quân Philippines ít nhất 6 lần rời Trường Sa, theo tư lệnh quân đội Philippines chịu trách nhiệm khu vực này cho biết vào tuần trước. Nhưng các máy bay này đã từ chối.
Trên biển, các mối căng thẳng khá rõ ràng.
Tuyên bố của lực lượng hải quân Mỹ của tàu USS Fort Worth có thể săn ngầm và hỗ trợ đổ bộ nói rằng, chiếc tàu đã “chạm trán nhiều tàu chiến của hải quân – Quân Giải phòng nhân dân Trung Quốc “trong quá trình tuần tra.
Tư lệnh Matt Kawas chỉ huy tàu Fort Worth nói, những cuộc chạm trán với các tàu Trung Quốc nên chuyên nghiệp để làm rõ mục tiêu và tránh những hiểu lầm.
Theo Chi MK/Reuters