Tin mới

Quân đội Mỹ thừa nhận một điều có thể khiến 'chảo lửa' Ukraine thêm bùng cháy

Thứ bảy, 30/04/2022, 20:22 (GMT+7)

Quân đội Ukraine đang được huấn luyện tại Đức và một số nơi khác ở châu Âu, Lầu Năm Góc tuyên bố.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby tiết lộ các quân nhân Ukraine đang được Mỹ huấn luyện ở châu Âu trong bối cảnh xung đột với Nga. "Tôi có thể thông báo rằng Mỹ đã bắt đầu huấn luyện cho Lực lượng Vũ trang Ukraine về các hệ thống  chủ chốt tại các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đức", ông Kirby nói tại một cuộc họp báo.

Là một phần của chương trình phối hợp với Berlin, quân đội Ukraine đang học cách vận hành pháo, radar và xe bọc thép. "Nỗ lực huấn luyện mới tại Đức và các địa điểm khác ở châu Âu là sự hỗ trợ trực tiếp trong những gói hỗ trợ an ninh của Mỹ gần đây được thiết kế để giúp Ukraine giành chiến thắng trong những trận chiến hôm nay và xây dựng sức mạnh cho ngày mai", phát ngôn viên Mỹ nói. Ông Kirby còn lưu ý rằng Mỹ đã cam kết hỗ trợ 4,3 tỷ USD cho quân đội Ukraine kể từ năm 2021.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Mỹ không có kế hoạch cử người đến Ukraine. "Việc huấn luyện mà chúng tôi làm sẽ được thực hiện bên ngoài đất nước". Mỹ cũng đang tính đến khả năng đào tạo cho các quân nhân tại Ukraine thông qua hình thức ảo.

Quân đội Mỹ thừa nhận một điều có thể khiến 'chảo lửa' Ukraine thêm bùng cháy
Quân đội Mỹ thừa nhận một điều có thể khiến 'chảo lửa' Ukraine thêm bùng cháy

Đồng minh của Mỹ là Anh cũng đang giúp quân đội Ukraine cải thiện kỹ năng chiến đấu. Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước thông báo "chúng tôi hiện đang huấn luyện cho người Ukraine ở Ba Lan cách sử dụng hệ thống phòng không và ở Ukraine cách sử dụng xe bọc thép". Tuyên bố này sau đó bị cựu Tướng Ba Lan Waldemar Skrzypczak chỉ trích là tiết lộ bí mật quân sự và khuyên ông nên nghĩ trước khi nói.

Nga đưa quân đến Ukraine từ ngày 24/2 sau khi Kiev không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận Minsk ký năm 2014. Sau đó, Moscow đã công nhận 2 nước cộng hòa Donbass là Donetsk và Lugansk. Thỏa thuận Minsk do Đức và Pháp làm trung gian, được thiết kế để trao cho các khu vực ly khai này trạng thái đặc biệt ở Ukraine.

Từ đó, điện Kremlin đã yêu cầu Ukraine  chính thức tuyên bố là một nước trung lập và không bao giờ gia nhập NATO. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố họ lên kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa bằng vũ lực.

(Theo RT)

>> Xem thêm: Phát biểu chấn động của Ngoại trưởng Anh bị điện Kremlin cáo buộc 'nguy hiểm' cho an ninh châu Âu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news