Tin mới

Răn đe phi hạt nhân trong học thuyết quân sự mới của Nga

Thứ hai, 15/12/2014, 15:01 (GMT+7)

Phiên bản mới nhất của học thuyết quân sự của Nga\nđã lần đầu tiên xuất hiện khái niệm răn đe phi hạt nhân.

 

 

Phiên bản mới nhất của học thuyết quân sự của Nga đã lần đầu tiên xuất hiện khái niệm răn đe phi hạt nhân.

Hình ảnh quân đội Nga

Từ trước tới nay nói đến việc răn đe, kiềm chế đối thủ trong các học thuyết quân sự của các cường quốc trên thế giới thông thường sẽ nhắc tới các vũ khí hạt nhân. Cả Nga và Mỹ đều có đầy thủ 3 thành phần vũ khí hạt nhân chiến lược dùng để răn đe đối phương đó là các thành phần biển bao gồm các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa xuyên lục địa có tầm bắn hàng chục nghìn km; thành phần trên đất liền là các tên lửa đạn đạo và cuối cùng là thành phần không khí gồm các máy bay ném bom chiến lược tầm xa.

Kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, Nga và Mỹ cũng đã cắt giảm số lượng khá nhiều vũ khí hạt nhân, mặc dù hiện nay vai trò của nó vẫn rất quan trọng trong các chiến lược địa chính trị của cả Nga và Mỹ. Đặc biệt, nhằm tránh vi phạm các hiệp ước hạt nhân đã được ký kết, Nga đã phát triển các khái niệm răn đe phi hạt nhân trong học thuyết quân sự của mình.

Xem thêm Video robot không người lái tự bơi lặn của Mỹ :

Theo nguồn tin tức từ Interfax, một phiên bản mới của các học thuyết răn đe phi hạt nhân xuất hiện trong học thuyết quân sự số 8 của Nga. Học thuyết quân sự đã trình bày một định nghĩa thế nào là một sự răn đe phi hạt nhân. Đó như là một danh sách các biện pháp bao gồm chính trị, ngoại giao và kinh tế nhằm gây áp lực đối với đối phương.

Bên cạnh đó, học thuyết quân sự mới của Nga đã tuyên bố Chính sách của quốc gia trong lĩnh vực an ninh quân sự và quốc phòng. Phiên bản đầy đủ của học thuyết quân sự của Nga đã được phát triển trong những năm 2000. Việc áp dụng các học thuyết là trách nhiệm của Tổng thống Liên bang Nga. Trong tháng 9 năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ thị để phát triển một phiên bản mới của học thuyết quân sự của Nga.

Theo Yên Hưng/Newsland

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.