Thiều Bảo Trâm và Sơn Tùng M-TP là cặp đôi vốn được người hâm mộ yêu thích dù họ chưa bao giờ công khai yêu đương. Tuy nhiên, hồi tháng 1/2021, Thiều Bảo Trâm bất ngờ có dòng chia sẻ đầy ẩn ý làm dấy lên tin đồn chia tay với Sơn Tùng sau 8 năm yêu nhau. Điều đáng nói là nữ ca sĩ "Một mình có buồn không" còn đăng dòng chia sẻ ám chỉ "trà xanh" liên quan được cho là người phá hoại tình cảm của mình.
Ngay lập tức Hải Tú rơi vào tầm ngắm của cư dân mạng. Chỉ vì xuất hiện trong MV với Sơn Tùng thời điểm đó, Hải Tú đã rơi vào vòng xoáy bị chỉ trích và những từ khóa "trà xanh" bắt đầu được đính kèm với cô nàng từ thời điểm đó.
Giữa tâm bão đúng thời điểm bị chỉ trích, Hải Tú đã chịu không ít hành động không hay từ một số anti-fan. Thế nhưng, chưa một lần cô được một lời lẽ đứng ra bênh vực hay bảo vệ. Từ đó đến giờ, mỗi lần Hải Tú xuất hiện đều bị dân mạng mỉa mai với biệt danh "trà xanh".
Vậy từ "trà xanh" có thực sự đúng nghĩa dùng lên người Hải Tú. Theo nghĩa Hán Việt, "trà xanh" hay còn được gọi là "Lục trà biểu", đây là một tiếng lóng mà cộng đồng mạng Trung Quốc ám chỉ những cô gái có vẻ ngoài ngây thơ nhưng thật ra lại rất thủ đoạn và toan tính.
Tuy nhiên, trong một bài phỏng vấn của báo Thanh Niên, TS. Hồ Minh Quang, Trưởng Khoa Đông Phương học của Trường Đại học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP HCM đã tỏ ra bất ngờ khi trên mạng xã hội đang dùng để ám chỉ một người con gái có tính nết không được tốt đẹp.
Thực tế, "trà xanh" xuất hiện trong tiếng Trung Quốc từ năm 2013 và được dịch âm Hán Việt là "lục trà biểu" để chỉ những người phụ nữ xuất phát nghề "làm gái". Về góc độ phương thức tạo từ thì "trà xanh" chính là loại trà có nồng độ nhẹ nhất trong những loại trà. Do đó, nếu ý nghĩa tích cực thì thường để chỉ những cô gái nhẹ nhàng, trong sáng còn nếu tiêu cực thì nằm hoàn toàn về ý nghĩa của từ "biểu" nói về người phụ nữ xấu xa. Đặc biệt, từ "biểu" là từ cực khiếm nhã khi nói về người phụ nữ.
Vị Tiến sĩ này cho rằng "lục trà" hay "trà xanh" đều có ý nghĩa là những cô gái có vẻ ngoài thuần khiết nhưng bên trong lại chứa đựng những mưu kế nhằm tiếp cận đàn ông để mua bán bằng thân thể. Chính vị Tiến sĩ này cho rằng từ này bản thân người Trung Quốc rất ít khi sử dụng những từ ngữ khiếm nhã như thế này.
Do vậy, ở Việt Nam hiện tại đang sử dụng từ "trà xanh" một cách vô tội vạ và biến nó thành một từ rất xấu và dần dần bị mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc biệt, trong những Phim Trung Quốc được dịch ở Việt Nam đã tinh gọn để tránh từ "con điếm trà xanh" vô tình khiến cho nó phải gánh thêm một nét tiêu cực vốn không có. Do vậy, từ một món thức uống yêu thích bỗng nhiên trà xanh lại bị gán mác với ý nghĩa không đứng đắn.
Như vậy, liệu mác "trà xanh" có hơi quá khi dành cho Hải Tú trong khi người trong cuộc chưa bao giờ lên tiếng giải thích rõ nội tình sự việc. Chỉ từ một dòng chia sẻ đầy ẩn ý mà vô tình những lời nói khá khiếm nhã của một số anti-fan có thể đẩy Hải Tú xuống vực khi cô còn chưa có sự nghiệp vững chắc trong làng giải trí.