Khi nói về Tây Du Ký, phiên bản truyền hình năm 1986 đã trở thành một kiệt tác. Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh đồng thủ vai và Đường Tăng đều là những vai diễn kinh điển không thể thay thế trong lòng bao thế hệ khán giả. Tuy nhiên, Tây Du Ký nguyên tác của Ngô Thừa Ân thực sự rất khác so với bản truyền hình này và nó không phải là cuốn sách phù hợp với mọi lứa tuổi.
Cụ thể, trong truyện, Mỹ Hầu Vương có tính khách khác xa so với phim. Tôn Ngộ Không trong tâm trí của khán giả là nhân vật anh hùng, bất khả chiến bại. Trong nguyên tác, Tôn Ngộ Không lại là nhân vật mít ướt, khóc 24 lần trong 81 tập.
Trong Tây Du Ký nguyên tác, 2 từ "khóc" và "nước mắt" lần lượt xuất hiện 206 lần và 186 lần dành cho Đường Tăng và Tôn Ngộ Không.
Khi cúi đầu trước mẹ quỷ vương để cứu Đường Tăng, Tôn Ngộ Không bất giác bật khóc nức nở. Khi nghĩ tới Đường Tăng thỉnh kinh gặp muôn vàn khó khăn, đại đồ đệ này cũng òa khóc.
Trong tập ở Sư Đà Lĩnh, Tôn Ngộ Khóc đã khóc tổng cộng 5 lần. Đầu tiên là lúc Trư Bát Giới nói sư phụ bị một con yêu quái ăn thịt, Ngộ Không "đột nhiên mất giọng và bật khóc". Thấy Sa Tăng nói sư phụ đã đi rồi, Tôn Ngộ Không chạy lên đỉnh núi và "khóc thật to" với "lòng đau như cắt, nước mắt tuôn như nước". Sau đó, Tôn Ngộ Không tìm đến Như Lai để cầu cứu, vừa gặp Ngài liền "2 dòng nước mắt", lúc ra đi "nước mắt tuôn như suối, sầu vô tận".
Hơn nữa, hình ảnh Tôn Ngộ Không trong nguyên tác không đáng yêu và dễ thương như tạo hình của Lục Tiểu Linh Đồng. Nhà văn mô tả hắn có má khỉ nhọn hoắt rất xấu xí.
Như vậy, hình ảnh Tôn Ngộ Không đã bị lật đổ. Ngoài ra, Đường Tăng cũng là nhân vật khác hẳn nguyên tác. Trong chuyện, ông là nhân vật ác giấu mình kỹ nhất. Lòng trắc ẩn của Đường Tăng thực chất là sợ Tôn Ngộ Không gây chuyện, trì hoãn sự nghiệp học kinh Phật của mình.
Tại phần gặp Bạch Cốt Tinh, ai cũng biết Đường Tăng vì Ngộ Không giết 3 hiện thân của yêu quái nên vô cùng tức giận, không chỉ niệm chú mà còn đuổi đại đồ đệ đi. Xem phim, khán giả cho rằng Đường Tăng vì tôn kính sự từ bi mà phẫn nộ khi Tôn Ngộ Không phạm giới. Kỳ thật, trong nguyên tác, Đường Tăng vì cho rằng Tôn Ngộ Không sẽ cản trở con đường thỉnh kinh của mình mà mất bình tĩnh.
Nguyên nhân trong chuyện viết: "Khi Tôn Ngộ Không giết ông lão một lần nữa, Đường Tăng tức giận nói: 'Người đã giết 3 người liên tiếp ở vùng hoang dã này, vẫn không có ai trình báo và không có đối thủ. Nếu người đến vùng phố xá, nơi tụ tập đông người, ngươi cầm cái gậy kia tùy tiện đánh người, gây họa lớn thì ta biết phải làm sao?".
Vì lợi ích của bản thân, Đường Tăng đã bỏ mặc, trừng phạt Tôn Ngộ Không ở khắp nơi để hoàn thành công đức. Điều này khiến những độc giả cảm thấy tiếc cho sự trung thành của Đại Thánh.
(Theo 163)