Tin mới

Tại sao Nga vẫn chưa sử dụng quân đội tại đông nam Ukraine?

Thứ ba, 06/05/2014, 08:50 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Có rất nhiều nguyên nhân khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa thể sử dụng quân đội để bình ổn khu vực đông nam Ukraine, bất chấp tình hình đang rất căng thăng tại khu vực này.Lầu Năm Góc: Nga đảm bảo sẽ không xâm chiếm UkraineBạo lực bùng phát ở Ukraina, Mỹ đe dọa tiếp tục trừng phạt NgaMỹ sẽ viện trợ quân sự cho Ukraine, Nga đáp trả

(Tinmoi.vn) Có rất nhiều nguyên nhân khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa thể sử dụng quân đội để bình ổn khu vực đông nam Ukraine, bất chấp tình hình đang rất căng thăng tại khu vực này.

Chúng ta biết rằng, Thượng Viện Nga cho phép tổng thống Vladimir Putin có quyền sử dụng lực lượng vũ trang ở Ukraine tính đến nay đã được hơn 2 tháng. Trong thời gian này, các quan chức chính quyền Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng, quân đội có thể được điều động tới Ukraine trong trường hợp tình hình căng thẳng leo thang, và thảm họa nhân đạo xảy ra khi chính quyền Kiev sử dụng vũ lực chống lại người dân của khu vực đông nam của đất nước.

Tai sao Nga vẫn chưa sử dụng quân đội tại đông nam Ukraine?Tai sao Nga vẫn chưa sử dụng quân đội tại đông nam Ukraine?

Người biểu tình trang bị vũ khí ở đông nam Ukraine

Trong khi đó, chính quyền tự xưng ở Ukraine đã tiến hành các hoạt động quân sự ở miền Đông nam và lam thiệt mạng ít nhất mười người. Tuy nhiên , Nga vẫn còn bị giới hạn bởi tuyên bố ngoại giao. Điều này có nghĩa rằng điện Kremlin quyết định từ bỏ việc điều động quân đội đến Ukraine ?

Thứ nhất, Nga không có số liệu điều tra chính xác bao nhiêu phần trăm dân số hỗ trợ Mosocw trong khu vực đông nam. Hầu như ở khắp mọi nơi có một lượng lớn những người thuộc dân tộc Ukraine. Liệu có khả năng rằng trong trường hợp xâm nhập của quân đội Nga, một phần lớn của dân số Kharkov hay khu vực Dnipropetrovsk sẽ chống lại và kết quả là Nga đang sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh du kích? Lúc đó sẽ gây lên mối hận thù giữa dân tộc Nga và Ukraine trong tương lai.

Thứ 2, nếu việc gửi quân đội của Nga sang Ukraine không đạt được mục tiêu, không làm giảm được tình hình căng thẳng thì rất có thể ảnh hưởng đến cả Crimea, nơi mới sáp nhập vào Nga trong tháng 3 vừa qua.

Thứ 3, việc Nga gửi quân sang Ukraine có thể sẽ buộc phải tham gia vào một cuộc chiến tranh lớn. Rõ ràng lúc đó không tránh khỏi sự chết chóc của người dân. Trong khi Nga coi dân cư ở khu vưc đông nam Ukraine như là đồng bào của mình.

Thứ 4, Nga còn phải cân nhắc và xem xét các động thái của Mỹ và phương tây. Bởi vì rất có thể Mỹ và các đồng minh sẽ không để Moscow yên thân khi Nga gửi quân đội sang Ukraine. Ngoài ra, là hiện lực lượng quân đội Nga ở biên giới Ukraine vẫn không đủ để Nga có thể kiểm soát được toàn bộ đông nam ở Ukaine.

Ngoài 4 lý do trên còn có các nguyên nhân khác khiến Tổng thống Putin vẫn chưa điều động quân đội sang Ukraine, mặc dù được bật đèn xanh từ Thượng viện. Các chuyên gia cho rằng, vài ngày qua, ông Putin đang phải chịu rất nhiều áp lực về việc có sử dụng quân đội ở Ukraine hay không. Bởi vì tình hình ở đông nam Ukraine đang ngày càng căng thẳng. Dù sao đến nay, Nga vẫn án binh bất động, chúng ta hãy chờ xem, sắp tới Tổng thống Putin và chính quyền Nga sẽ hành động thế nào?

H.Y (Theo News Land)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.