Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, gần 20.000 lính đánh thuê nước ngoài đang tìm cách gia nhập quân đoàn để cùng quân đội nước này. Ngày 6/3, chính quyền Ukraine tuyên bố mở một website dành cho lính đánh thuê có hy vọng "giúp Ukraine". Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch dùng lính đánh thuê để "bảo vệ tổ quốc" của họ.
Nếu có người muốn gia nhập hàng ngũ này thì con số hiện tại chưa được xác định. Vào ngày 4/3, Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Nga đã cảnh báo "các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã biến lãnh thổ Ba Lan thành một 'trung tâm hậu cần' để cung cấp vũ khí và chiến binh đi lậu trong những tuần gần đây". Đáng chú ý, trong số những chiến binh này có cả phần tử IS đã được huấn luyện tại căn cứ quân sự Al-Tanf.
Ba Lan nổi lên như một trong những trung tâm hậu cần quan trọng nhất để các nước châu Âu vận chuyển vũ khí đến cho quân đội Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại đây. Nhưng tác động đầy đủ của dòng lính đánh thuê vào cuộc xung đột vẫn chưa rõ ràng.
Ngày hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã công khai mồi chài nhà chức trách Ba Lan khi tuyên bố Mỹ sẽ hỗ trợ "rất nhiều" khi cung cấp "MiG, SU, các máy bay mà người Ukraine có thể sử dụng" để Ba Lan chuyển cho Ukraine. Nhưng đến nay, Ba Lan dường như đã từ chối "miếng mồi" ngon này. Cơ quan chống Nga Nexta đã đăng một dòng tweet với nội dung: "Ba Lan có thể sẽ cung cấp cho Ukraine chiến đấu cơ MiG-29 và Su-25 và đổi lấy F-16 từ Mỹ".
Chỉ vài giờ sau khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố bất cứ nước láng giềng này cho Ukraine sử dụng sân bay hoặc tạo điều kiện để lập vùng cấm bay, nước đó sẽ bị coi là tham gia xung đột vũ trang, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã bác bỏ mọi tin đồn. "Ba Lan sẽ không gửi chiến đấu cơ đến Ukraine, cũng không cho phép nước láng giềng sử dụng sân bay của mình", Bộ này tuyên bố. Ba Lan cũng khẳng định dòng tweet của Nexta là tin giả.
Nhưng Ba Lan không phải là quốc gia duy nhất tạo điều kiện cho dòng lính đánh thuê đổ vào khu vực bị chiến tranh tàn phá. Một số chiến binh nước ngoài đã chớp thời cơ để giúp tập hợp "Quân đoàn quốc tế" mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi. Các tân binh từ Mỹ, Canada và Nhật Bản dường như đã nắm lấy cơ hội này với hy vọng kiếm được tấm chi phiếu 60.000 USD/tháng .
Nhưng không phải quốc gia nào cũng hài lòng với hành động lôi kéo công dân vào cuộc xung đột của chính quyền Ukraine. Algeria đã ra lệnh cho đại sứ quán Ukraine xóa quảng cáo kêu gọi "công dân nước ngoài" liên hệ với đại sứ quán và "tham gia cuộc kháng chiến chống lại những kẻ chiếm đóng Nga và bảo vệ an ninh thế giới" trên trang Facebook của họ. Một nguồn tin thuộc Bộ Ngoại giao Algeria nói rằng bài đăng này “vi phạm các quy định của Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia”.
Senegal cũng có lập trường tương tự sau khi đại sứ quán Ukraine kêu gọi lính đánh thuê. Họ yêu cầu "rút ngay lập tức" và nhấn mạnh rằng "bất kỳ thủ tục nào để chiêu mộ người Senegal hoặc người có quốc tịch nước ngoài" cần chấm dứt "ngay lập tức."
Và ngay cả Vương quốc Anh, một trong những nước ủng hộ chính quyền Ukraine mạnh mẽ nhất cũng phải cản trở nỗ lực của Ngoại trưởng Liz Truss nhằm lôi kéo các công dân Anh tham gia cuộc chiến. Ngày 6/3, người đứng đầu lực lượng vũ trang Anh, Đô đốc Tony Radakin cho biết việc người Anh chiến đấu chống lại Nga ở Ukraine là “bất hợp pháp và vô ích”.
(Theo RT)
>> Xem thêm: Ukraine tiếp tục chỉ trích gay gắt NATO vì không lập vùng cấm bay