Thời kỳ xã hội phong kiến Trung Hoa, chuyện đàn ông 'năm thê bảy thiếp' là chuyện rất bình thường. Thậm chí, đàn ông chỉ cần có chút địa vị, tiền bạc thì đều có 'quyền' được nuôi thêm vợ nhỏ trong nhà chứ chưa nói gì đến những bậc đế vương.
Đối với Hoàng đế mà nói, việc cuộc sống chỉ có 'tam thê tứ thiếp' là không đủ, vì dù hậu cung có đến 3.000 giai nhân cũng chẳng phải là nhiều.
Do sự ảnh hưởng của quan niệm 'trọng nam khinh nữ' ăn sâu vào tư duy trở thành cố hữu, cùng với đó thời xã hội phong kiến cổ đại coi trọng đàn ông là chủ thể và là động lực phát triển của xã hội nên những người phụ nữ chỉ được xem như 'công cụ sinh sản' với những địa vị thấp kém nhất.
Việc Võ Tắc Thiên xưng đế đã mở ra một thời kỳ mới trong xã hội phong kiến Trung Hoa và làm thay đổi ít nhiều tư duy này.
Tiêu chuẩn chọn nam sủng của Võ Tắc Thiên như thế nào?
Dù đến ngày nay, câu chuyện về Võ Tắc Thiên vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi nhưng hậu thế cũng khó có thể phủ nhận hết công lao cũng như tài năng, trí tuệ hơn người của bà.
Võ Tắc Thiên được đánh giá là người phụ nữ có thủ đoạn cứng rắn có thể trị vì quốc gia với những đường lối đúng đắn nhưng vì nhiều yếu tố mà bà trở thành nhân vật vừa có công vừa có tội trong lịch sử.
Đáng nói cuộc sống đời tư phức tạp của Võ Tắc Thiên cũng được xem là đề tài nhận về nhiều lời bàn tán trái chiều của hậu thế.
Những gì được sử sách ghi lại cho thấy Võ Tắc Thiên có một lối sống hậu cung phóng túng chẳng hề kém cạnh các nam hoàng đế.
Võ hậu cũng có yêu cầu cao đối với các nam sủng của mình khi người đó không chỉ cần vẻ bề ngoài đẹp trai, dáng người tốt, không bệnh tật mà cần có tài năng nữa.
Nói một cách đơn giản, điều kiện cơ bản nhất để Võ Tắc thiên có thể chọn nam sủng trong hoàn cảnh xã hội hiện tại chính là đại diện cho quan điểm chung của nhiều cô gái trẻ hiện nay.
Ở thời kỳ trị vì sau đó, Võ Tắc Thiên dù tuổi đã cao và nhan sắc cũng xuống dốc nhưng khát vọng của bà đối với nam nhân mà nói không hề có dấu hiệu suy giảm.
Thời bấy giờ, trong hậu cung của Võ hậu có 4 nam sủng được yêu thích nhất là Tiết Hoài Nghĩa, Trương Xương Tông, Trương Dịch Chi và Thẩm Nam Mậu.
Đối với những ai đã từng có hứng thú nghiên cứu về lịch sử nhà Đường chắc hẳn đã không còn xa lạ với những cái tên này khi cả bốn người đều là những người phù hợp với tiêu chuẩn hà khắc của Võ Tắc Thiên và được bà tuyển chọn kỹ lưỡng.
Không chỉ có nhan sắc và tài năng, những người này còn có đầu óc chính trị cũng như khả năng phán đoán thế cục và điều này được Võ Tắc Thiên vô cùng tán thưởng.
Các nam sung như bù đắp cho mất mát của Võ Tắc Thiên thời trẻ
Trong hoàng cung Lý Đường, cuộc sống của Võ Tắc Thiên thời trẻ không thể coi là viên mãn sung sướng khi trải qua nhiều chuyện đau thương, cay đắng.
Khi bà lọt vào 'mắt xanh' của Đường Thái Tông, bà đã phải nhập cung và được phong làm Tài nhân nhưng vì không được sủng ái nên bà chỉ mãi giữ ở thân phận Tài nhân.
Sau khi Lý Thế Dân qua đời, Đường Cao Tông Lý Trị nối ngôi và vô cùng yêu thích sắc đẹp cũng như tài năng của Võ Tắc Thiên và cả hai đã nảy sinh tình cảm yêu đương.
Tuy nhiên, lúc này Lý Trị đã có hoàng hậu nên mối quan hệ mập mờ của cả hai đã bị nhiều quần thần phản đối. Trong khi đó, Võ Tắc Thiên lại dùng những màn kịch 'vu oan giá hoạ' để đẩy Hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi vào đường cùng.
Sau này do tình hình sức khỏe suy yếu, Lý Trị buộc phải để Võ Tắc Thiên thay mình chấp chính và trước lúc băng hà, ông đã để lại di ngôn truyền ngôi vị cho con trai là Lý Hiền và cho phép Võ Tắc Thiên phò tá vua.
Cũng từ đây bà chính thức bước chân vào con đường vương quyền và lập nên triều đại của chính mình.
Cảm nhận rõ tuổi tác không còn trẻ cũng như sức khỏe ngày càng sa sút, nhưng việc gặp được 4 năm nhân như Tiết Hoài Nghĩa, Trương Xương Tông, Trương Dịch Chi cùng Thẩm Nam Mậu đã khiến Võ Tắc Thiên nhanh chóng tìm lại được niềm vui trong cuộc sống.
Theo những gì được sử sách ghi chép lại, 4 người này không chỉ có dung mạo hơn người mà còn tinh thông cầm kỳ thi hoạ, thi từ khúc phú và đều được coi là nhân tài hiếm có lúc bấy giờ.
Võ Tắc Thiên cũng cảm thấy được nhưng người này có thể giúp bà giảm bớt muộn phiền, có thể bày mưu tính kế cũng như chia sẻ bớt gánh nặng cho bản thân.
Cuộc đời của Võ Tắc Thiên như một cuốn sách dài mà hậu thế vẫn còn đang đi tìm lời giải.
Vào giai đoạn bà trị vì, nhờ những Chính sách chính trị đúng đắn, sáng suốt, chú trọng phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp mà nhà Đường đã bước vào thời kỳ cực thịnh.
Tuy nhiên, những năm cuối đời do cuộc sống riêng tư hỗn loạn cùng thời thế xoay vần mà những câu chuyện về bà lại thành chủ đề bàn tán lúc trà dư tửu hậu của hậu thế.
Dù vậy, cũng dễ dàng thấy được rằng muốn nhận được ân sủng của Võ Tắc Thiên, điều cốt lõi vẫn là khả năng giải quyết vấn đề, bản lĩnh và tầm nhìn mới có thể 'lọt mắt' bà.