Tin mới

Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine gay cấn lúc đông về

Thứ sáu, 17/10/2014, 11:19 (GMT+7)

Khi ngày càng trở nên lạnh giá và đêm ngày một ngắn hơn, việc tìm kiếm một thỏa thuận để duy trì sự đốt nóng ở Ukraine và bảo vệ nguồn cung của nhiều nước láng giềng đang vươn tới đỉnh điểm.

Khi ngày càng trở nên lạnh giá và đêm ngày một ngắn hơn, việc tìm kiếm một thỏa thuận để duy trì sự đốt nóng ở Ukraine và bảo vệ nguồn cung của nhiều nước láng giềng đang vươn tới đỉnh điểm.

 

Nga đã cắt nguồn cung khí đốt của Ukraine vào tháng 6 khi cuộc xung đột giữa chính phủ Kiev và phiến quân ủng hộ Nga tại miền đông leo thang. Giờ đây, hy vọng được đặt ra là cả 2 bên sẽ tìm thấy một sự thỏa hiệp.

Tại sao Nga cắt nguồn cung khí đốt của Ukraine?

Nga chính thức cắt nguồn khí đốt vào ngày 16/6, sau khi Ukraine không trả được khoản nợ ước tính khoảng 5,3 tỷ USD cho tập đoàn Gazprom của Nga.

Đây không phải là lần đầu tiên: Nga đã cắt nguồn cung vì tranh chấp giá trong năm 2006 và mùa đông 2008-2009. Nhưng trong cuộc chiến giằng co giữa Nga và EU về tương lai của Ukraine, vấn đề này càng khó giải quyết.

Tại sao khí đốt lại quan trọng?

Cho đến nay, Ukraine vẫn khủng hoảng và một nửa nguồn cung khí đốt vẫn phụ thuộc vào Nga. Một số nước thành viên EU như Slovakia cũng phải mua toàn bộ khí đốt từ Nga. Nga cung cấp 23% khí đốt cho EU.

Đường ống cung cấp của Nga chạy qua Ukraine tới một vài nước EU và khoảng 70% lượng khí đốt tới EU đều phải đi qua đường ống này. Vì vậy, trong những năm gần đây, Nga đã cố gắng để lờ Ukraine đi, đặc biệt là với các kế hoạch Nord Stream và South Stream, 2 quốc gia hiện đang gắn bó chặt chẽ.

Có phải Moscow đã liên kết nguồn cung khí đốt của mình với cuộc khủng hoảng Ukraine?

Việc cung cấp và định giá khí đốt của Nga đã trở thành một phần của cuộc khủng hoảng này kể từ khi nó bắt đầu

Vào tháng 12/2013, Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã chọc giận người biểu tình khi ký thỏa thuận cắt giảm giá khí đốt tại Moscow vài tuần sau khi bỏ qua thỏa thuận xích lại gần EU vào phút chót.

Trong tháng 4, chính phủ Moscow sau đó đã tăng giá lên 80%: ban đầu tăng từ 268,5 USD/1.000 mét khối lên 385,5 USD do những hóa đơn chưa thanh toán, rồi tăng lên 485 USD, cao hơn rất nhiều so với giá ngoài thị trường, với lý do bên ngoài là vì thuế xuất khẩu khí đốt.

Ukraine cho biết lý do duy nhất cho sự tăng giá này là chính trị, mặc dù Gazprom khẳng định họ muốn các hóa đơn của mìnhđược thanh toán và sau đó sẽ cung cấp với mức giá thấp hơn.

Tuy nhiên, tháng trước, khí đốt cung cấp cho Ba Lan, Slovakia và Đức cũng giảm một cách bí ẩn. Đây được xem như lời cảnh báo không mở rộng lệnh trừng phạt của EU với Nga và không được bán cho Ukraine phần khí đốt mà họ nhận được từ Moscow.

Các nước châu Âu có nguy cơ đóng băng vì điều này?

Chắc chắn đang có một nguy cơ đó là các nguồn cung sẽ bị ảnh hưởng. Điều này đã xảy ra vào năm 2006 và mùa đông 2008-2009.

Và với mùa đông sắp tới, việc lo sợ bị cắt giảm khí đốt là lý do chính khiến EU trì hoãn thực hiện thỏa thuận tự do thương mại với Ukraine, ít nhất cũng cho đến tháng 12/2015.

Sau khi tiến hành hàng loạt các “bài kiểm tra căng thẳng” với 38 nước châu Âu, EU đã cảnh báo rằng bất cứ sự gián đoạn kéo dài nào với nguồn cung khí đốt của Nga đều có thể khiến các hộ tư nhân “chìm trong giá lạnh”. Quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất sẽ là Phần Lan, Estonia và các quốc gia Balkan không thuộc EU như Serbia, Bosnia-Hercegovina và Macedonia.

Vùng Baltic, Slovakia và Hungary là một trong những nước EU dựa chủ yếu vào nguồn cung khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cho biết nếu các nước này làm việc với nhau thay vì sử dụng “các biện pháp quốc gia thuần túy” thì sẽ ít người tiêu dùng bị ảnh hưởng hơn.

Mặc dù Nga có thể không cung cấp trực tiếp khí đốt cho Ukraine, một số nước EU sẽ chuyển một phần khí đốt của mình để cung cấp cho Ukraine thông qua quá trình dòng chảy ngược.

Tổng thống Nga và Tổng thống Ukraine gặp nhau tại Pháp 2 tháng trước

Nga có thể tránh đưa khí đốt qua Ukraine?

Đó là những gì họ đang cố gắng làm. Một trong những kế hoạch lớn nhất là South Stream, nhằm đưa khí đốt chạy qua Bulgaria và Hungary.

Ukraine có thể nhận được khí đốt ở nơi khác?

Kể từ khi Nga cắt nguồn cung khí đốt, Ukraine đã cố tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế ở châu Âu như Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia và Ba Lan. Eustreamcuar Slovakia đã hứa sẽ cung cấp cho Ukraine 10 tỷ mét khối khí mỗi năm trong khi RWE của Đức sẽ cung cấp số lượng tương tự.

Statoil của Na Uy đã ký hợp động nhưng từ chối tiết lộ số lượng và giá cả để tránh làm tổn hại đến các nỗ lực khai thác năng lượng ở Bắc Cực. Hungary đã từng cung cấp khí đốt cho Ukraine cho đến khi công bố ngừng lại vào tháng 9 vừa qua.

Ukraine hiện cần bao nhiêu khí đốt?


Ukraine tiêu thụ khoảng 50 tỷ mét khối khí mỗi năm. Nước này chỉ sản xuất được khoảng 20 tỷ mét khối còn đâu là nhập khẩu. Các quan chức Gazprom tin rằng Ukraine cần 18 ty mét khối để sưởi ấm cho người dân trong suốt mùa đông.

Trong khi con số này chưa xác định, cơ quan vận chuyển khí đốt của Ukraine cho biết họ đã lưu trữ được 16,7 tỷ mét khối khí dưới lòng đất.

Họ đã thành công trong việc mua nguồn cung từ một vài nước láng giềng nhưng vẫn cần khoảng 5 tỷ mét khối từ Nga nữa.

Họ có thể đạt được một thỏa thuận?

 

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã nói về một thỏa thuận là “rất gần” và tin rằng nó sẽ được đưa ra thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Milan vào ngày 17/10. Các nhà đàm phán sẽ gặp nhau tại Berlin vào ngày 21/10.

Với Nga, các hóa đơn và một phần của khoản nợ đã được hoàn trả. Với Ukraine, điều quan trọng bây giờ là giá nguồn cung trong tương lai.

Vậy các điều khoản sẽ là gì?

Có vẻ như Nga sẽ đồng ý cắt giảm yêu cầu trả nợ ban đầu từ 1,95 tỷ USD xuống 1,451 tỷ USD khi Ukraine trả tiền trước cho các hợp đồng mua bán mới. Tuy nhiên, những thứ quái quỷ lại nằm ở chi tiết thỏa thuận:

Theo EU đề nghị:

- Ukraine sẽ trả số tiền tương tự cho tới cuối năm nay, đưa tổng số tiền lên 3 tỷ USD.

- Phần còn lại của khoản nợ sẽ được trả dần cho đến cuối tháng 3/2015.

- Gazprom sẽ đồng ý cung cấp thêm 5 mét khối khí với giá 385 USD/1.000 mét khối (giảm 100 USD so với giá đưa ra tháng 4 năm ngoái).

Đây đã phải là kết thúc?

Không hẳn.

Khi tranh chấp nổ ra, Nga và Ukraine đều đâm đơn kiện lên tòa án quốc tế tại Phòng thương mại Stockholm. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về giá cả và việc trả nợ chỉ được đưa ra vào mùa hè năm sau.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news