Tin mới

MH370: Malaysia lặp lại phương pháp giải quyết của Mỹ trong vụ khủng bố 11/9

Thứ hai, 17/03/2014, 15:41 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trong khi những lời chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới đang đổ dồn vào Malaysia do những thiếu sót và lúng túng trong xử lí sự cố máy bay MH370 mất tích, một chuyên gia giao thông người Anh cho rằng sẽ thật bất công khi chúng ta chỉ biết "định tội" Malaysia vì những sai sót đã từng xảy ra ở nhiều nước khác trong quá khứ.

(Tinmoi.vn) Trong khi những lời chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới đang đổ dồn vào Malaysia do những thiếu sót và lúng túng trong xử lí sự cố máy bay MH370 mất tích, một chuyên gia giao thông người Anh cho rằng sẽ thật bất công khi chúng ta chỉ biết "định tội" Malaysia vì những sai sót đã từng xảy ra ở nhiều nước khác trong quá khứ.

Clip Phi công máy bay mất tích đi qua cửa kiểm tra an ninh

 

Kenneth J. Button, Giám đốc của Trung tâm Vận tải, Chính sách, Điều hành và Hậu cần tại Đại học George Mason, đã gợi nhắc lại một sự việc tương tự ở Mỹ, quốc gia hiện đang công khai chỉ trích Malaysia, rằng các nhà điều tra của họ cũng đã có những sai lầm trong quá khứ, mặc dù họ có rất nhiều kinh nghiệm trong xử lý thảm họa hàng không.

Ông Button chỉ ra  một báo cáo của Associated Press (AP) rằng ông không thể tưởng tượng rằng những quốc gia như Mỹ sẽ đồng ý nhượng lại quyền hạn điều tra của họ cho một nhóm nước ngoài, điều mà Malaysia đã nhiều lần bị buộc phải từ bỏ do có nhiều cáo buộc về việc họ thiếu chuyên môn trong xử lí vấn đề này.

"Tôi nghĩ rằng các nhà chức trách Malaysia có thể đã bị đổ lỗi oan cho vấn đề này", ông nói.

"Họ đang nhận được rất nhiều thông tin và đã xử lý chúng một cách tốt nhất có thể. Vấn đề tương tự thế này đã từng phát sinh ở nhiều nước khác".

AP trích dẫn rằng theo quy định hàng không được ban hành tháng 12/1944 tại Chicago, quốc gia nơi xảy ra một sự cố sẽ dẫn đầu thăm dò thảm họa.

Sai lầm của Malaysia tương tự như Mỹ trong vụ khủng bố 11/9

Malaysia vấp phải nhiều chỉ trích do những thông tin mẫu thuẫn về cuộc điều tra máy bay mất tích mà họ đưa ra

Tuy nhiên, nếu máy bay thuộc về một quốc gia khác, Chính phủ có thể gửi quan sát viên của mình tham gia cuộc điều tra.

Máy bay MH370 thuộc Hãng hàng không Malaysia đã biến mất khỏi màn hình radar cùng 239 hành khách và phi hành đoàn khi đang trên lộ trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.

Một tuần sau khi máy bay mất tích, Malaysia đã vấp phải nhiều lời chỉ trích gay gắt từ các đối tác nước ngoài do việc đưa thông tin chậm chạp, mâu thuẫn và sự bối rối, lúng túng của Chính quyền.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Malaysia vì bỏ qua sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoai trong nỗ lực xác định vị trí máy bay Boeing 777 bị mất tích và cho biết trong trường hợp thiếu chuyên môn, Malaysia nên nhận sự giúp đỡ từ các nước khác.

Hôm 15/3, một cơ quan thực thi pháp luật giấu tên phương Tây đã cáo buộc Malaysia nhiều lần từ chối sự hỗ trợ của Interpol để giúp điều tra MH370, ngay cả khi các chuyên gia điều tra những hành vi tấn công dẫn đến sự biến mất của máy bay.

Một quan chức giấu tên khi khi trả lời trên ABC News đã có sự so sánh cách xứ lí thảm họa của Malaysia với cách xử lí của Mỹ trong vụ khủng bố 11/9.

 "Đó là cách tiếp cận giống hệt vụ 11/9 trước đó, đóng-giữ thông tin, không chia sẻ bất cứ điều gì", ông chia sẻ.

Các chuyên gia giấu tên cũng bày tỏ lo ngại rằng việc Malaysia từ chối các đề nghị từ Interpol về việc hỗ trợ điều tra sự biến mất của MH370 sẽ dẫn đến quan hệ lạnh nhạt của quốc gia này với các đối tác. 

Tuy nhiên, hôm 16/3, Malaysia đã bác bỏ cáo buộc này và nhấn mạnh rằng họ hoan nghênh mọi đề nghị hỗ trợ tìm kiếm, điều tra MH370.

Tổng Thanh tra cảnh sát Tan Sri Khalid Abu Bakar nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo cùng ngày: "Chúng tôi làm việc với tất cả các cơ quan, bao gồm cả Interpol," 

Quyền Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bộ trưởng Quốc phòng Datuk Seri Hishammuddin Hussein lặp lại nhận xét của ông Khalid và cho biết Malaysia luôn công khai và minh bạch mọi thông tin kể từ ngày diễn ra cuộc điều tra.

Malaysia cũng đã có bước đi bất thường khi công khai các thông tin bí mật từ radar quân sự để xúc tiến việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

"Malaysia không có gì để che giấu ... Ngay từ ngày đầu, chúng tôi đã liên lạc thường xuyên với các nước láng giềng và chấp nhận tất cả những lời đề nghị giúp đỡ quốc tế", ông Hishammuddin cho biết trong một tuyên bố hôm 13/3.

L.H (Nguồn: Reuters)


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news