Tử Cấm Thành hay còn có tên gọi khác là Cố Cung là một trong những điểm đến du lịch vô cùng hút khách không chỉ bởi vẻ hào nhoáng và bề thế mà còn bởi những câu chuyện thú vị kỳ bí xoay quanh nó.
Đây được xem là trung tâm chính trị và cũng là nơi mà vua cùng các quần thần bàn việc quan trọng, là nơi ở của vua cũng như hậu cung.
Tử Cấm Thành được biết đến là công trình được làm bằng gỗ lớn nhất trên thế giới với 800 cung cùng 9.999 phòng lớn nhỏ.
Những du khách đã từng đặt chân đến Tử Cấm Thành sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi nơi đây có vô vàn những vại lớn được làm bằng kim loại đặt ở các sân trong các điện. Công dụng của 304 vại nước là gì và chúng có đơn thuần là những vật trang trí hay không là câu hỏi thắc mắc của không ít người.
Trên thực tế, trong Tử Cấm Thành có tổng cộng 308 vại nước và trong số đó số vại nước được mạ vàng chỉ còn 18 chiếc.
Những chiếc vại nước này có kích thước khác nhau và được mạ vàng, đồng hoặc sắt. Điều này sẽ phản ánh thời kỳ ra đời của những vại nước này.
Những chiếc vại bằng sắt được đúc vào thời nhà Minh sẽ có vòng sắt ở hai tai.
Trong khi thời nhà Thanh, những chiếc vòng sắt ở hai tai sẽ được thay thế bằng họa tiết mặt thú, tạo nên sự uy nghiêm.
Thời kỳ này, để sản xuất ra những vại mạ vàng vô cùng tốn kém do bản chất của những chiếc vại này đều được làm bằng đồng, sau đó dát vàng lên trên bề mặt.
Theo những gì được ghi chép lại thì vào thời Càn Long, một khối vại mạ vàng có đường kính 1,6m và nặng khoảng 1696kg số tiền để tạo ra 1 vại mạ vàng cần ít nhất 1.500 lượng bạc.
Những chiếc vại này thường được đặt ở cả hai bên của sảnh chính, ví dụ như sảnh Thái Hòa Điện, sảnh Bảo Hòa Điện và được để phía trước bức tường đỏ bên ngoài Càn Thanh Môn.
Thực tế, mục đích ban đầu của những chiếc vại này là dùng để chữa cháy. Những chiếc vại này được đổ đầy nước và khi đám cháy lan ra, nước trong những chiếc vại này sẽ được lấy ra để dập lửa.
Một trong những điều đáng nói là Tử Cấm Thành bốc cháy được xem là chuyện quá đỗi bình thường nên những vại nước này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng vào mùa đông, nước trong những chiếc vại này đóng băng thì sẽ phải làm thế nào?
Khi mùa đông đến, những chiếc vại nước này sẽ được 'mặc áo' và được che chắn vô cùng cẩn thận.
Ở phần đáy của vại nước này cũng còn 'thiết cúc' - chân đế vại được làm hình giống như bông hoa được làm bằng sắt.
Bên trong những chiếc chân đế này sẽ được châm lửa liên tục để giữ nước luôn trong trạng thái lỏng.
Vào những năm 1900 khi liên quân 8 nước đến cướp bóc ở Tử Cấm Thành những chiếc vại nước này đứng trước nguy cơ bị trộm.
Những tên trộm tìm đủ mọi cách để có thể lấy đi những chiếc vại bằng đồng mạ vàng ở chính điện nhưng do chúng quá nặng nên những tên trộm này đành bất lực.
Để cho bỡ tức, những tên trộm đã dùng dao cạo đi lớp mạ vàng trên vại với ý định 'phá bỏ' cho đỡ bực. Chính vì thế, đây là lý do vì sao mà đến nay khi du khách đến tham quan sẽ thấy trên những chiếc vại nước này xuất hiện những vết dao chém là vì thế.
Xoay quanh những câu chuyện về Tử Cấm Thành, đến nay vẫn có khá nhiều điều bí ẩn mà giới khoa học vẫn chưa giải thích được. Cùng với đó là những điển tích điển cố liên quan đến công trình lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa cũng là đề tài khiến giới khảo cổ và khoa học thích thú và nghiên cứu.